Những dấu hiệu để nhận biết phanh xe máy 50cc không ăn và cách khắc phục 
Kymco Kymco


Kymco việt nam

12/07/2023

Những dấu hiệu để nhận biết phanh xe máy 50cc không ăn và cách khắc phục 

Phanh (thắng) là một trong những bộ phận rất quan trọng của xe máy 50cc, nó giúp bạn có thể nhanh chóng giảm tốc độ và dừng lại, tuy nhiên nếu phanh bị hư hỏng sẽ khiến người điều khiển xe gặp nguy hiểm, và những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Vậy làm thế nào để dễ dàng nhận biết được dấu hiệu này. Hãy cùng Kymco tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.

Nhận biết những dấu hiệu bất thường trên phanh giúp bạn an toàn trong quá trình sử dụng

Nhận biết những dấu hiệu bất thường trên phanh giúp bạn an toàn trong quá trình sử dụng

Dấu hiệu nhận biết đối với phanh đĩa

Khi bạn bóp phanh tay hoặc đạp phanh chân, nhưng xe vẫn tiếp tục chuyển động và không hề có dấu hiệu giảm tốc độ hay dừng lại. 

Nguyên nhân: Do má phanh bị mòn hoặc đĩa phanh bị dính chất bôi trơn, hoặc đổ dầu sai quy định khiến cho áp suất trong tổng phanh tăng nên, làm cho má phanh không đủ lực để ép lên đĩa phanh.

Cách khắc phục: Đối với phanh đĩa đó là bạn cần mang xe tới các cửa hàng để thợ sửa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới cho xe.

Dấu hiệu nhận biết đối với phanh cơ ( phanh tang trống)

Khi bạn bóp phanh rất mạnh nhưng thấy xe từ từ giảm tốc độ hoặc không hề giảm chút nào. 

Nguyên nhân: Là do má phanh đã quá mòn nhưng không được tăng hoặc đã tăng hết giới hạn, hoặc dầu mỡ dính trên bề mặt cũng khiến phanh hoạt động không hiệu quả.

Cách khắc phục: Những chiếc xe máy sử dụng phanh tang trống bạn có thể tự căn chỉnh để phanh ăn trở lại. Đầu tiên bạn nên bóp phanh để kiểm tra độ mòn của phanh, sau đó đưa tuốc nơ vít vào đẩy nhẹ xuống phía bên dưới để cà phanh đưa về phía trước, lúc này ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra ngoài, bạn hãy vặn ốc theo chiều kim đồng hồ rồi bóp thử phanh, tốt nhất là vừa vặn vừa phải bóp thử phanh để đảm bảo vừa đủ độ ăn, không nên vặn ốc quá chặt vì sẽ khiến phanh bị bó cứng.

Ngoài ra còn gặp một số trường hợp như sau

Nặng phanh: Tình trạng này chủ yếu gặp ở phanh cơ bánh trước của xe, có thể là do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu, vì vậy cần được khắc phục kịp thời.

Phanh bị kêu: Khi bạn bóp phanh mà phát ra tiếng kêu có thể là do má phanh bị trơ lì, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của nòng may-ơ bị xước, cát hoặc nước vào má phanh gây trượt khi phanh.

Bó phanh: Là khi bạn bóp và nhả phanh nhưng má phanh không tách ra khỏi bề mặt tang trống, có thể do rất nhiều nguyên nhân như lò xo yếu không hồi về được, trục quả đào mòn không đều hoặc bị khô dầu, hoặc quả đào khi thắng quay 90 độ và không có khả năng tự hồi về vị trí như cũ, hoặc bề mặt của tang trống bị mòn thành rãnh sâu, má phanh quá mòn cũng gây nên tình trạng trên. Ngoài ra khi xe của bạn mới rửa xong hay đi dưới trời mưa về để qua đêm, cũng sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng bị bó phanh.

Sử dụng phanh đúng cách để đảm bảo an toàn

Sử dụng phanh đúng cách để đảm bảo an toàn

Sau đây là một số lưu ý giúp bạn sử dụng phanh xe máy an toàn

Không sử dụng phanh đơn lẻ

Khi phanh trọng lượng của xe sẽ dồn về phía trước và làm tăng tải trọng lên bánh trước, việc chỉ sử dụng phanh trước sẽ tạo ra lực ma sát lớn, đặc biệt khi bạn bóp phanh mạnh chết bánh trước sẽ làm xòe xe, văng xe rất nguy hiểm nếu như có xe lớn đi phía sau. 

Còn nếu chỉ sử dụng phanh sau thì lực ma sát yếu hơn do đó xe sẽ trượt dài, chứ không thể dừng theo ý người điều khiển.

Vì vậy bạn luôn nhớ phải sử dụng cả 2 phanh trước và sau cùng lúc, để đạt được hiệu quả cao nhất trong bất cứ trường hợp nào. Không nên phanh chết bánh xe vì sẽ làm xe bị văng đi khiến người lái khó điều khiển và gây tai nạn.

Không phanh xe khi đi vào khúc cua, ngã rẽ

Bạn chỉ bóp phanh khi xe đang đi thẳng và không nên phanh khi xe đang vào cua, hay rẽ, để tránh xe bị đổ ngã gây tai nạn cho mình và những người xung quanh.

Cần lưu ý khi chở thêm người ngồi sau

Do thêm người ngồi phía sau nên sẽ gây khó khăn cho người điều khiển xe. Người lái xe trước khi xuất phát cần thông báo người ngồi sau, tay và đầu gối nên kẹp lấy người ngồi trước để tạo thành một khối đồng nhất.

Khi phanh người lái xe chịu trọng lực của người ngồi sau dồn về phía trước, nên phải phanh nhẹ hơn và cự ly dừng dài hơn. Hoặc đạp cần đạp phanh xe số, hoặc bóp tay trái ( phanh sau) của xe tay ga mạnh hơn, để đảm bảo dừng an toàn khi chở thêm người ngồi phía sau.

Qua bài viết trên đây hy vọng có thể giúp các bạn nhận biết dấu hiệu phanh xe 50cc không ăn, và cách khắc phục để sử dụng xe máy một cách an toàn. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với nhà sản xuất xe máy Kymco chúng tôi qua số Hotline 1800 1548 ( miễn cước), để được tư vấn kỹ hơn, hoặc qua số điện thoại đường dây nóng 0907 061 346 để được các kỹ thuật viên tư vấn 24/7 cho quý khách nhé.

CÁC TIN TỨC KHÁC

Giá xe máy 50 phân khối dành cho học sinh bao nhiêu là hợp lý?

Không chỉ đa dạng về sản phẩm, mức giá xe máy 50 phân khối cũng đa dạng không kém, khiến người tiêu dùng lúng túng khi chọn mua xe. Vậy xe máy 50 phân khối dành cho học sinh giá bao nhiêu là hợp lý?

Xem chi tiết

Những mẫu xe máy 50 phân khối dành cho học sinh được ưa chuộng hiện nay

Được đánh giá là an toàn tiện lợi, các dòng xe 50 phân khối tại thị trường Việt Nam hướng đến học sinh, sinh viên và những người chưa có bằng lái xe. Nắm bắt được nhu cầu này, Kymco đã cho ra mắt thị trường nhiều mẫu xe máy 50 với giá thành hợp lý, giúp phụ huynh học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn.

Xem chi tiết

Những kỹ năng an toàn khi đi xe máy 50cc dành cho học sinh 

Xe máy 50cc được rất nhiều các bạn học sinh cấp 3, sinh viên ưa thích sử dụng, nhất là các bạn phải ở trọ vì học xa nhà. Bởi giá thành rẻ, ít hư hỏng vặt, và quan trọng nhất là không cần bằng lái rất tiện lợi.

Xem chi tiết
xem thêm tin tức khác